banner category

Máy tăm nước là gì?

Máy tăm nước là một loại dụng cụ hỗ trợ quá trình vệ sinh răng miệng. Máy có cơ chế làm sạch bằng tia nước nhỏ nhưng có lực vào kẽ răng, khoang miệng để đánh bay cặn thức ăn nhờ áp lực từ bình và vòi xịt. 

Trên thị trường hiện nay có hai loại máy:

  • Máy tăm nước để bàn: đây là máy cố định, có kích thước lớn và cần cắm dây truyền điện khi dùng. Do máy lớn và có nguồn điện đầy đủ nên áp lực tia nước ổn định, đủ mạnh để làm sạch mảng bám hiệu quả.
  • Máy tăm nước cầm tay: có kích thước nhỏ gọn, dùng pin, tiện lợi mang theo khi đi du lịch, đi học hay đến văn phòng làm việc. Tuy nhiên, áp lực nước nhỏ hơn so với máy để bàn nhưng vẫn đủ loại bỏ thức ăn thừa mắc kẹt trong khoang miệng.

tam-nuoc

Lợi ích máy tăm nước

Sử dụng ít nhất 1 lần/ ngày bạn sẽ thấy sức khỏe răng miệng được cải thiện đáng kể. Hãy cùng xem sản phẩm mang đến những ích lợi gì nhé.

  • Loại bỏ mảng bám nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
  • Dễ dàng làm sạch tại các vùng khó đánh răng sạch như: kẽ răng, chân răng, vùng răng cùng,…
  • Hạn chế mùi hôi miệng do vi khuẩn hình thành từ các mảng bám, cao răng.
  • Không bị xây xát nướu làm chảy máu, sưng viêm nướu như khi dùng tăm hay bàn chải đánh răng thông thường.

So sánh ưu nhược điểm máy tăm nước và chỉ nha khoa

Ưu và nhược điểm của chỉ nha khoa

Trước khi có máy tăm nước, chỉ nha khoa là một trong những cánh tay đắc lực giúp làm sạch răng miệng và được dùng rộng rãi bởi các ưu điểm:

  • Nhỏ gọn, tiện dụng và dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
  • Giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của mọi người.
  • Chỉ được tẩm chất kháng khuẩn nên an toàn và vệ sinh khi dùng hơn so với tăm tre.
  • Làm sạch tốt mảng bám giữa kẽ răng phía ngoài, giúp răng trắng sạch.
  • Không gây thưa răng như dùng tăm truyền truyền thống.

Tuy nhiên, chỉ nha khoa vẫn còn một số mặt hạn chế đáng lưu tâm như:

  • Không thể làm sạch vùng răng phía trong cùng.
  • Khó sử dụng đối với người già, trẻ em và cả những người mắc các bệnh liên quan quan đến khớp cổ tay, những đối tượng không thể linh hoạt tay trong chuyển động.
  • Những người đang niềng răng, trồng răng implant, lắp cầu răng sứ,…thường không thích hợp dùng chỉ nha khoa do có thể bị vướng sợi chỉ vào mắc cài, cầu răng,…
  • Có thể làm xước nướu, chảy máu chân răng nếu không quen dùng hoặc lỡ tay thao tác mạnh.